Như chúng ta đã biết tầng hầm là vị trí được xây dựng bên dưới lòng đất. Môi trường xung quanh ẩm ướt và có thể tiếp xúc với các mạch nước ngầm. Lượng nước luôn tồn tại trong lớp đất, cát xung quanh ngoài tầng hầm. Vì vậy công việc chống thấm tầng hầm luôn là vấn đề cần được quan tâm.
Sau đây Chống Thấm Sử Gia sẽ chia sẻ đến bạn cách lựa chọn vật liệu và quy trình kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm.
Lựa chọn vật liệu
Vật liệu chống thấm thuận ( chống thấm vách ngoài ) cho tầng hầm thường được lựa chọn là các loại vật liệu có tính kháng nước tốt, có độ bám dính cao và chịu được điều kiện ẩm ướt trong thời gian lâu dài. Điển hình như các vật liệu gốc xi măng polymer như ( Sika top seal 107, Quick Seal 104, Basf masterseal 540, Vitec XP02 HQ,….)
Tham khảo thêm vật liệu chống thấm tầng hầm:
Danh mục sản phẩm chống thấm tầng hầm

Vật liệu chống thấm ngược ( chống thấm từ bên trong) cho tầng hầm thường được lựa chọn là các loại vật liệu gốc xi măng tinh thể thẩm thấu như ( Quickseal 111 Crystal, Vitec Seal, Basf masterseal 530, Penetron Plus,…). Ngoài ra còn có một số loại vật liệu phụ để ngăn nước tạm thời và xử lý điểm thấm ẩm như ( Foam bơm trương nở UF3000, 668, 669 hoặc chất đông cứng nhanh Sika 102, Simon Waterlug).

Quy trình thi công chống thấm mặt ngoài tầng hầm ( chống thấm thuận bằng vật liệu gốc xi măng polymer).
Vệ sinh bề mặt để loại bỏ đất, cát và các mãng bê tông chảy bám trên bề mặt
Trám các lỗ rỗng, các phần mạch ngừng bằng vữa có trộn phụ gia Latex.
Nếu bề mặt xấu có thể mài lại bề mặt bằng máy mày cầm tay.
Tưới ẩm bề mặt bằng nước sạch.
Trộn đều thành phần A và B của vật liệu lại với nhau bằng máy khoan có cánh trộn trong thời gian từ 3 – 5 phút.
Thi công lớp thứ nhất bằng cách quét hoặc phun đều hỗn hợp đã trộn với định mức từ 1.0 – 1.5kg/m2.
Sau khi lớp thứ nhất khô thì quét hoặc phun lớp thứ 2 với định mức tương tự.
Có thể thi công từ 2 – 3 lớp tùy theo nhu cầu sử dụng.
Sau khi lớp thứ 2 đã khô thì có thể tô thêm lớp vữa để bảo vệ lớp chống thấm.

Quy trình thi công chống thấm mặt trong tầng hầm ( chống thấm ngược bằng vật liệu gốc xi măng tinh thể thẩm thấu).
Đầu tiên cần kiểm tra và sử lý các vị trí đang bị thấm.
Những vị trí bê tông yếu cần đục loại bỏ và đổ bù bằng vữa không co ngót ( vữa grout).
Những vị trí rò rĩ cần được ngăn nước tạm thời bằng vữa đông cứng nhanh.

Những vị trí ẩm thì áp dụng phương pháp bơm foam trương nở để khắc phục.
Sau khi đã xử lý khô ráo mặt trong của tầng hầm thì tiến hành phương pháp chống thấm toàn bề mặt bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng tinh thể thẩm thấu.
Vệ sinh bề mặt để loại bỏ đất, cát và các mãng bê tông chảy bám trên bề mặt
Trám các lỗ rỗng, các phần mạch ngừng bằng vữa có trộn phụ gia Latex.
Nếu bề mặt xấu có thể mài lại bề mặt .

Tưới ẩm bề mặt bằng nước sạch.
Trộn đều vật liệu chống thấm gốc xi măng thẩm thấu với nước sạch theo tỉ lệ của nhà sản xuất.
Thi công lớp thứ nhất bằng cách quét hoặc phun đều hỗn hợp đã trộn với định mức từ 1.0 – 1.5kg/m2.
Sau khi lớp thứ nhất khô thì quét hoặc phun lớp thứ 2 với định mức tương tự.
Trong thời gian 3 – 5 ngày vật liệu sẽ thẩm thấu vào các lổ rỗng bê tông, lúc này có thể thi công các bước tiếp theo như tô vữa hoặc ốp lát gạch,….

Chống thấm Sử Gia vừa chia sẻ đến bạn quy trình xử lý chống thấm bên trong và ngoài tầng hầm. Chúc bạn thi công đạt hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm
Kỹ thuật chống thấm tường nhà chất lượng tốt nhất
Kỹ thuật chống thấm sân thượng để trồng cây tốt nhất
Bí quyết chống thấm sân thượng đã lát gạch
Nếu cần tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách điền thông tin vào form bên dưới, nhân viên chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình, xin chân thành cảm ơn!