Nhà vệ sinh là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Tuy có diện tích nhỏ nhưng lại có tần suất sử dụng cao, luôn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Lượng nước từ quá trình sử dụng bên trong phòng vệ sinh sẽ thấm xuống bên dưới hoặc các vách xung quanh. Vì vậy chống thấm nhà vệ sinh từ ban đầu là một công việc vô cùng cần thiết và phải được thực hiện cẩn thận thì mới đạt được hiệu quả mong muốn.
Hôm nay Chống thấm Sử Gia sẽ chia sẻ đến bạn một số kiến thức và kỹ thuật về chống thấm phòng vệ sinh.
Tầm quan trọng của chống thấm nhà vệ sinh.
Contents

Không xử lý chống thấm từ ban đầu thì khi nhà vệ sinh bị thấm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
+ Nước thấm xuống sàn bê tông lâu ngày làm cho sàn bê tông sẽ yếu dần.
+ Làm hư hại phần trần thạch cao bên dưới.

+ Nấm mốc xuất hiện gây mất thẩm mỹ và hại đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
+ Gây nguy cơ cháy nổ cho các đường điện âm trong tường và hệ thống đèn trần.
+ Chi phí sửa chữa cao ( tháo dở, đục gạch,….)
Nguyên nhân gây thấm phòng vệ sinh.
+ Không thi công chống thấm phòng vệ sinh từ ban đầu do không hiểu rõ được tầm quan trọng.
+ Thi công chống thấm bằng vật liệu kém chất lượng hoặc vật liệu không phù hợp với hạng mục.
+ Đội thợ thi công chống thấm thiếu kinh nghiệm dẫn đến các lỗi kỹ thuật trong thi công ( phần cổ ống xuyên sàn, hộp kỹ thuật, sàn và vách phòng vệ sinh).
+ Do ống nước trong hệ thống phòng vệ sinh bị vỡ, bong keo, rò rĩ.
+ Do công trình sử dụng lâu năm nên phần kết cấu bị xuống cấp xuất hiện vết nứt.

Phương pháp chống thấm sàn vệ sinh sàn bê tông cốt thép ( vật liệu gốc xi măng 2 thành phần)
Đục, băm loại bỏ vữa yếu trên bề mặt sàn và phần chân tường.
Ở các vị trí cổ ống được đục mở rộng và rót vữa không co ngót ( vữa grout).

Trám vá phần chân tường và các lổ rỗ trên bề mặt sàn bằng vữa có trộn phụ gia Latex.
Mài lại bề mặt bằng máy mài cầm tay.
Quét sạch bụi trên sàn và phần chân tường.
Bảo hòa nước bằng cách tưới ẩm lên bề mặt ( tránh để đọng nước).
Trộn đều 2 thành phần của vật liệu chống thấm bằng trộn từ 3 – 5 phút.
Quét lớp thứ nhất toàn bộ bề mặt kết hợp gia cố lưới sợi thủy tinh ở phần góc chân tường ( quét phần chân tường cao tối thiểu 20cm).
Sau khi lớp thứ nhất khô ( 2 – 4 giờ ) tiến hành quét lớp thứ 2 tương tự lớp thứ nhất với chiều vuông gốc với lớp thứ nhất.
Có thể thi công từ 2 – 3 lớp tùy theo điều kiện sử dụng.
Sau 24 giờ có thể thử nước và thi công cán vữa bảo vệ cho bề mặt chống thấm.

Tham khảo vật liệu chống thấm nhà vệ sinh (toilet):
Sơn chống thấm gốc xi măng – polyme 2 thành phần cãi tiến
Phương pháp chống thấm phòng vệ sinh sàn lót tấm cemboard ( vật liệu Polyurethane gốc dung môi)
Đục, băm loại bỏ vữa yếu trên bề mặt sàn và phần chân tường.
Quét sạch bụi trên bề mặt sàn, vị trí góc chân tường và cổ ống.
Kiểm tra, trám các vị trí cổ ống xuyên sàn, góc chân tường và các vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm cemboard bằng keo trám Flex đàn hồi.
Quét lớp vật liệu Polyurethane kết hợp dán lưới Polyester gia cố các vị trí cố ống xuyên sàn, góc chân tường và vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm ceamboard.

Sau khi lớp gia cố đã khô thì quét lớp phủ thứ nhất bằng vật liệu Polyurethane phủ toàn bộ bề mặt ( phần chân tường quét cao tối thiểu 20cm).
Sau 6 – 8 giờ tiến hành quét lớp vật liệu phủ thứ hai bằng vật liệu Polyurethane phủ toàn bề mặt như lớp thứ nhất.
Sau 24 giờ có thể thử nước và cán vữa bảo vệ cho lớp chống thấm.

Chống thấm Sử Gia vừa chia sẻ cho các cách chống thấm phòng vệ sinh, chúc các bạn thi công hiệu quả.
Tham khảo thêm bài viết:
Top 5 loại vật liệu chống thấm sân thượng tốt nhất năm 2021
Bí quyết chống thấm sân thượng đã lát gạch
Kỹ thuật chống thấm sân thượng để trồng cây tốt nhất
Top 4 loại vật liệu chống thấm tường tốt nhất năm 2021
Kỹ thuật chống thấm tường nhà chất lượng tốt nhất
Kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm
Quy trình xử lý chống thấm tầng hầm bằng vật liệu gốc xi măng
Nếu cần tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách điền thông tin vào form bên dưới, nhân viên chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình, xin chân thành cảm ơn!