Sân thượng là một trong những vị trí của ngôi nhà tiếp xúc trực tiếp với điều kiện môi trường bên ngoài như nước mưa, ánh nắng mặt trời.Hiện nay trong công trình dân dụng, nhà ở các hộ gia đình thường chọn giải pháp lát gạch cho sân thượng để tăng độ thẩm mỹ, tận dụng tối đa khoảng diện tích trên bề mặt sân thượng để trồng cây, sinh hoạt, giải trí,…

Vì sao sân thượng đã lát gạch lại xảy ra tình trạng thấm ?
Contents
+ Do trong quá trình xây dựng đơn vị thi công không tư vấn cho gia chủ làm vô tình bỏ qua bước chống thấm, một trong những bước vô cùng quan trọng trong xây dựng.
+ Do lựa chọn vật liệu chống thấm kém chất lượng.
+ Do đơn vị thi công chống thấm không đúng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của lớp chống thấm gây bong tróc, lão hóa lớp chống thấm.
+ Do sân thượng không được tạo độ dốc để tăng khả năng thoát nước gây ứ đọng mưa nước trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thầm nước xuống trần nhà gây ẩm mốc, dột nước.
+ Do công trình bị lún, nằm gần mặt đường hoặc vị trí có nhiều chấn động mạnh gây ra hiện tượng nứt sàn bê tông, bong tróc gạch lát từ đó xãy ra hiện tượng thấm nước qua các khe nứt trên sàn.

– Hậu quả của sân thượng bị thấm:
+ Phá hủy trần thạch cao do tiếp xúc với nước lâu ngày.
+ Tạo rêu mốc gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn.
+ Ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây hại đến sức khỏe của các thành viên trong ngôi nhà.

– Vậy làm thế nào thể khắc phục tình trạng thấm sân thượng trong khi đã lát gạch ?
Chống thấm Sử Gia sẽ chia sẻ cho bạn cách khắc phục tình trạng trên.
1. Đánh giá tình trạng sân thượng và chuẩn bị mặt bằng.
– Ở bước này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ vật liệu sau thi công.
– Loại bỏ toàn bộ rong rêu, lớp sơn cũ bám trên bề mặt sân thượng bằng các dụng cụ, máy móc chuyên dụng như máy mài, máy phun nước áp lực, bàn chải sắt,…
– Kiểm tra gạch : Loại bỏ và thay thế tất cả các viên gạch bị bộp.
– Trám đầy các roan gạch bị hở và các vết nứt xuất hiện trên bề mặt bằng loại vật liệu trám đàn hồi chuyên dụng.
– Đối với bề mặt gạch men thì nên mài bề mặt tạo nhám tăng độ bám dính cho vật liệu.
– Dùng chổi, máy hút, thổi bụi chuyên dụng loại bỏ toàn bộ bụi trên bề mặt sân thượng.
– Khử ẩm bề mặt bằng cách phơi dưới nắng gắt trong nhiều giờ hoặc dùng đèn gas để hạ độ ẩm. Độ ẩm thích hợp để thi công chống thấm là dưới 5%.

2. Lựa chọn vật liệu.
– Vật liệu làm lớp lót được chọn thường là vật liệu lót Polyurethane trong suốt và có tính thẩm thấu cao.
– Cần lựa chọn loại vật liệu có độ đàn hồi cao để che phủ các vết nứt chân chim phát triển về sau, vật liệu có độ bám dính cao để tránh tình trạng bong tróc sau thi công. Các vật liệu Polyurethane gốc dung môi sẽ đáp ứng được những điều kiện trên.
– Chọn loại vật liệu phủ phải có khả năng kháng tia UV để bảo vệ lớp vật liệu chính trong thời gian dài dưới tác động của môi trường. Ngoài ra nên chọn vật liệu phủ có tính phản xạ nhiệt cao giúp giảm nóng cho ngôi nhà. Thông thường các vật liệu Polyurethane gốc nước, Top Coat sẽ phù hợp để làm vật liệu phủ bảo vệ.

=>> Tham khảo các loại vật liệu chống thấm sân thượng tốt nhất năm 2021
3. Tiến hành thi công.
– Lăn đều 1 lớp lót Polyurethane lên toàn bộ bề mặt. Chờ khô trong 3 – 4 giờ.
=> Tham khảo vật liệu lót polyurethane tại đây
– Lăn tiếp lớp vật liệu Polyurethane gốc dung môi toàn bộ sàn theo định mức phù hợp của vật liệu. Chờ khô trong 6 – 8 giờ.
=> Tham khảo vật liệu Polyurethane gốc dung môi nhập khẩu Thỗ Nhĩ Kỳ tại đây
=> Tham khảo vật liệu Polyurethane gốc dung môi Vitec Việt Nam tại đây

– Lăn tiếp lớp phủ bảo vệ kháng tia UV lên toàn bộ bề mặt.

=> Tham khảo vật liệu polyurethane gốc nước kháng UV
Lưu ý : Các lớp được quét lên chân tường cao tối thiểu 20cm.
– Sau 72 giờ vật liệu đạt cường độ thì có thể đi lại trên bề mặt.
* CHỐNG THẤM SỬ GIA vừa chia sẽ cho bạn cách chống thấm sân thượng đã lát gạch. Chúc các bạn thành công.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết các loại vật liệu và quy trình thi công chống thấm. Xin cảm ơn!